hocsinhmytho83 | Date: Sunday, 12/05/2013, 11:33 PM | Message # 1 |
Private
Group: Administrators
Messages: 10
Status: Offline
| Clip "kẻ lười biếng" luận về giáo dục
Bất ngờ clip 'kẻ lười biếng' luận về nền giáo dục VN
(GDVN) - "Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?"
Mấy ngày qua, trên Youtube xuất hiện một clip mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Trong clip dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, một bạn trẻ tự giới thiệu hiện học sinh lớp 12, phân tích, bóc trần rất nhiều vấn đề đang được xã hội bàn luận, cho là "nhức nhối" của nền giáo dục Việt Nam hiện nay như: thừa kiến thức, bệnh thành tích, không chú trọng dạy đạo đức, cách dạy lạc hậu v.v.
Các lập luận của bạn trẻ này được người xem clip tán đồng ở mức độ cao nhờ lập luận chặt chẽ, không né tránh chuyện "nhạy cảm", và cách thuyết trình rất cuốn hút.
Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn đăng tải lại clip này thành nhiều phần nối tiếp nhau (do clip rất dài và nói nhiều nội dung), có diễn giải lại bằng văn bản để bạn đọc tiện theo dõi.
>Phần 1: "Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ"! >Phần 2: "Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ" >Phần 3: Ôi bằng cấp, điểm số, bệnh thành tích! >Phần 4: 'Người vô đạo đức thì tạt axit, tấn công bằng bom nguyên tử' >Phần 5: Cái tội làm hỏng "công cụ thu hoạch" của học sinh là gì? >Phần 6: Học và chơi, đam mê và lười biếng >Phần 7: "Những người giỏi cũng chỉ ở trên mặt báo" > Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!
Giáo dục "vào cuộc" clip luận về GD của "kẻ lười biếng"
(Tinmoi.vn) Có thể nói clip của cậu học sinh lớp 12 đã và đang gây tác động lên Bộ GD&ĐT còn mạnh hơn tất cả các bài viết và phỏng vấn về giáo dục Việt Nam từ trước đến nay cộng lại. Không chỉ tốn nhiều giấy mực của cộng đồng mạng, clip này còn thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục.
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên (HSSV – Bộ GD-ĐT): “Em có thể viết thư cho Bộ trưởng” Tôi đã xem clip của em học sinh và suy nghĩ rất nhiều. Quan điểm của lãnh đạo Bộ hay những nhà làm giáo dục luôn ủng hộ học sinh phát huy cá tính, nêu quan điểm cá nhân cũng như tính sáng tạo, độc lập. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu tốt hơn em có thể viết thư cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Bộ luôn sẵn sàng lắng nghe và phúc đáp. Em cũng có thể trao đổi với giáo viên để có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn. Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm: "Em đã khao khát nói lên chính kiến..."
Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Bản thân tôi luôn ủng hộ học trò tự do suy nghĩ, trao đổi thẳng thẳn và cởi mở những điều tự đáy lòng.Với người làm giáo dục hay ngành nghề nào cũng cần trân trọng hành động như của em. Việc học trò nói lên quan điểm về đạo đức, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hay trăn trở của “một kẻ lười biếng” là em xuất phát từ ước mơ và khao khát nói lên chính kiến của riêng mình. Mỗi người đều có cá tính riêng. Tôi không có gì để trách móc hay phê phán em cả. Hơn thế, xem clip dài hơn 1 tiếng nhưng phần đông mọi người đều chăm chú theo dõi. Cách em nêu quan điểm, lập luận rất chặt chẽ và lô-gic. Phong cách của người trẻ như em rất tự tin. Như vậy là quá giỏi, không nhiều người làm được như thế. Những điều em nói cũng không có gì xa xôi hay viển vông. Cho rằng em quá “nổ”, chỉ trích em là suy nghĩ kiểu áp đặt. Vừa xem clip tôi vừa suy nghĩ những điều em nói. Dù đâu đó còn điểm này điểm khác phải bàn lại nhưng chuyện giáo dục đặt nặng thành tích, thi cử nhiều, áp lực lớn như em trình bày tôi hoàn toàn ủng hộ.
Chấn động hàng loạt yếu kém của nền giáo dục VN bị bóc trần qua clip Clip luận về GD: Những ý kiến dành cho "người hùng" Chấn động những clip về giáo dục khiến dân mạng xôn xao
Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội): “Tôi bị thuyết phục” Làm giáo dục rất nên khuyến khích và để học trò nói lên chính kiến của mình như em học sinh lớp 12 trong clip. Cái nguy hiểm hiện nay là nhiều học trò chỉ biết học mà không biết nêu ý kiến, quan điểm hay đơn giản không xác định được mục đích của việc học. Điều em nói cũng là trăn trở bấy lâu của những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Trên nhiều diễn đàn, tôi cũng nêu quan điểm chương trình phổ thông hiện nay quá nặng nề, thiên về kiến thức. Cái gì chúng ta cũng muốn học trò biết mà thiếu đi dạy trò kĩ năng sinh tồn, kĩ năng sống. Mục đích của chương trình phổ thông là dạy trò những gì cơ bản nhất để sau này mỗi người có thể làm được công việc của một kĩ sư, bác sĩ hay công nhân, thợ sửa máy,…Nếu được thì cần loại bớt một nửa kiến thức có trong sách phổ thông đi. Những so sánh, lập luận của em học sinh cũng rất thuyết phục. Là người quản lí, lãnh đạo giáo dục càng cần lắng nghe. GS Nguyễn Minh Thuyết, Giảng viên cao cấp thuộc Khoa ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Phần lớn những điều bạn trẻ trong clip nói là đúng, nhưng có một số điểm cần phải hiểu rõ hơn. Thứ nhất, những gì bạn ấy nói không mới, bởi các chuyên gia giáo dục cũng như dư luận báo chí đã lên tiếng từ lâu rồi. Sở dĩ bạn ấy tạo được sự thu hút với công chúng là bởi tư cách người học của mình. Đúng là chuyện một học sinh tự đứng ra nói một cách kỹ lưỡng những bất cập trong chương trình, trong thi cử là một cái mới. Thứ hai, bạn ấy quên mất không nói tới một chuyện, mà đây mới là điều quan trọng, đó là trách nhiệm của học sinh đối với thực trạng giáo dục hiện nay như thế nào! Thứ ba, nếu nói học đến lớp 9 là đủ cũng đúng, nhưng chỉ là đủ với điểm xuất phát cho một người đi học nghề hoặc lao động giản đơn. Còn để tiến bộ thì ai cũng phải học suốt đời. Học suốt đời có nhiều cách, trong đó có tự học. Tuy nhiên, nếu được học trong nhà trường thì con đường đi nó sẽ thẳng hơn. Về chuyện học để thi thì cần phải thấy là cả thế giới này đã học là phải thi, chẳng riêng gì nước mình. Thậm chí ở nước ta nhiều năm gần đây các kỳ thi ở phổ thông đã bị gỡ bỏ khá nhiều, suốt từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng quả là mình cần phải suy nghĩ về chương trình học, về cách thi thế nào để dạy học thực chất hơn”.
Lê Vy (Tổng hợp)- http://www.tinmoi.vn
|
|
| |